Chị T đến từ TP.HCM gửi đến Công ty Luật số 1 câu hỏi như sau:
“Chồng tôi mất không để lại di chúc. Hai vợ chồng tôi có chung một mảnh đất tại huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh. Nay con trai tôi đòi chia mảnh đất để bán. Vậy cho tôi hỏi tôi có được toàn quyền phân chia tài sản là mảnh đất này không. Nếu tôi không muốn chia mảnh đất đó thì có được không?”
Liên quan đến câu hỏi của chị T, Công ty Luật số 1 trả lời như sau:
Chồng mất không để lại di chúc thì vợ có được toàn quyền chia tài sản của người chồng không?
Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật quy định:
Người thừa kế theo pháp luật
- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo quy định trên, người mất không để lại di chúc thì tài sản của người mất sẽ được chia theo hàng thừa kế.
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy, trong trường hợp này, người vợ không có quyền tự ý phân chia tài sản của người chồng mà tài sản của người chồng sẽ được chia đều cho những người trong hàng thừa kế. Ngoài ra những người thuộc hàng thừa kế sẽ có thể tự thỏa thuận về việc chia thừa kế.
Chồng mất không để lại di chúc thì người vợ có quyền quản lý tài sản không?
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
- Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
- Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Vậy theo quy định trên thì khi người chồng chết không để lại di chúc hoặc những người trong hàng thừa kế không có yêu cầu phân chia tài sản thì người vợ có quyền quản lý tài sản chung của hai vợ chồng.
Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản.
Ngoài người vợ thì ai có quyền yêu cầu chia tài sản khi người chồng mất?
Căn cứ theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 thì những người có quyền yêu cầu chia tài sản theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Lưu ý, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trường hợp nào thừa kế không phụ thuộc vào di chúc?
Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
- Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
- a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
- Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Theo quy định trên thì con chưa thành niên, con thành niên mà không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật số 1, Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ thông tin sau :
Trụ sở chính: 914 Quốc lộ 1A, phường Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP. HCM
CN Bình Tân: số 4.09 Block b1, Green Town, đường số 3, P. Bình Hưng Hoà B, Q. Bình Tân, TP. HCM
CN Bình Dương: 61/33 Lê Văn Tách, P. An Bình, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương
HOTLINE: 0942.979.111