CÁC RỦI RO, TRANH CHẤP THƯỜNG THẤY TRONG GIAO DỊCH BẤT ĐÔNG SẢN

CẨN TRỌNG TRONG GIAO DỊCH BẤT ĐÔNG SẢN

Trước khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng đất đai, nhà ở, bên mua và bên bán thường sẽ thỏa thuận với nhau để bên mua đặt cọc một khoản tiền nhất định cho bên bán. Hợp đồng đặt cọc không nhất thiết phải công chứng mà có thể chỉ cần giấy viết tay, thực hiện bằng miệng. Đặt cọc nhằm tạo sự ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên. Tuy nhiên, khoản tiền cọc này đôi khi lại trở thành miếng mồi “béo bở” để bên bán lừa đảo bên mua. Dưới đây là các chiêu thức lừa cọc thường thấy.

  1. Môi giới lừa tiền cọc

Hiện nay, có một số người mua nhà đất giao dịch trực tiếp với công ty môi giới hoặc cò đất quen biết mà không thông qua chủ nhà. Phương thức này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Có những trường hợp sau khi nhận cọc, phía công ty môi giới “biến mất” không rõ lý do, còn chủ nhà phủ nhận mối quan hệ giữa hai bên. Nếu căn cứ trên hợp đồng đặt cọc đã ký kết, chủ nhà không có trách nhiệm với khoản tiền đặt cọc của người mua. Trong trường hợp này, bên mua gần như mất trắng số tiền đặt cọc.

  1. Chỉ có một mảnh đất nhưng nhận cọc của nhiều người

Chiêu thức của các đối tượng là đăng tin rao bán nhà đất với giá khá thấp so với thị trường. Bên bán cũng cung cấp cho người hỏi mua hình ảnh sổ đỏ để chứng minh minh bạch về pháp lý. Khách đồng ý mua, bên bán sẽ yêu cầu khách cọc tiền bằng giấy viết tay. Chỉ có một mảnh đất nhưng đối tượng thực hiện giao dịch nhằm ôm cọc của nhiều người. Sau khi gom được một khoản tiền lớn, đối tượng liền cao chạy xa bay khiến nhiều người đã đặt cọc phải ôm hận.

      3.Lừa cọc từ những mảnh đât có vướng mắc pháp lý

Vì có nhu cầu thực, ham giá rẻ, không ít trường hợp ngay từ đầu người mua đã biết mảnh đất đó không đảm bảo về mặt pháp lý như chưa có giấy tờ, nhà đất đang thế chấp ngân hàng, giấy tờ đứng tên người khác… nhưng vẫn dại dột nghe lời người bán  đặt cọc rồi “tiền mất tật mang”.

  1. Rủi ro cọc chồng cọc ở những khu vực “sốt đất”, nhiều người thường “lướt sóng” mua bán nhà đất qua hình thức đặt cọc, còn gọi là đặt cọc chồng cọc.

Phương thức mua bán nhà đất không chính quy này thường mang đến lợi nhuận nhanh chóng. Người mua trước mới đặt cọc, thấy giá tăng là chốt lời bán cho người mua sau bằng hình thức ký hợp đồng nhận cọc. Cứ như thế, những người mua sau đó thấy có lãi lại đẩy hàng cho người kế tiếp.

Rủi ro của việc mua bán nhà đất cọc chồng cọc nằm ở chỗ chỉ cần một bên “hủy kèo” hay lừa tiền đặt cọc, toàn bộ các hợp đồng cọc sau sẽ bị phá vỡ như hiệu ứng domino.

Bên cạnh đó, người “lướt sóng” thích cọc giấy tay để huỷ cho dễ, đỡ phức tạp về pháp lý. Hợp đồng cọc đa phần do bên bán đặt ra nên khá sơ sài, các cam kết còn yếu và nửa vời, nước đôi và nó chỉ là một thỏa thuận dân sự thể hiện thương lượng giữa người bán và người mua, tiềm ẩn nhiều rủi ro rất lớn

  1. “Mất tích”, gây khó dễ sau khi nhận tiền cọc

Đây là hành vi lừa đảo tiền đặt cọc nhà đất thường gặp nhất. Thông thường, sau khi nhận tiền đặt cọc của bên mua, theo một khoảng thời gian hai bên thỏa thuận, thường là trong vòng 1 tháng, bên bán sẽ ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở cho bên mua. Tuy nhiên, khi tới thời hạn giao kết, không ít người mua hoảng hốt bởi bị bên bán cắt đứt liên lạc, ôm tiền “biến mất” hoặc viện đủ lý do để không ký hợp đồng mua bán, không sang tên, không ra công chứng,…

  1. Rắc rối tiền cọc vì quan hệ hôn nhân của chủ nhà

Có trường hợp sổ đỏ là tài sản chung của hai vợ chồng sau khi kết hôn nhưng thông tin trên sổ đỏ chỉ ghi tên người vợ hoặc người chồng. Có căn nhà là tài sản chung hậu hôn nhân nhưng chưa có biên bản phân chia tài sản.

Nếu người mua không am hiểu về pháp lý, thấy thông tin trên sổ đỏ trùng khớp với người rao bán, xuống tiền cọc nhanh thì có khả năng sẽ gặp rắc rối bởi chồng/vợ của người rao bán không đồng ý bán.

Trường hợp này các bên có thể tự thỏa thuận với nhau. Nếu không đi đến thống nhất về phương án giải quyết, bên mua có thể khởi kiện bên bán ra toà. Song việc tiến hành các thủ tục pháp lý để khởi kiện cũng mất nhiều thời gian.

Tuy nhiên, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, cộng với nhiều năm hành nghề luật thực tế qua các vụ việc tranh chấp đất đai từ những hành vi pháp lý khác nhau như đã nêu trên. Bên cạnh đó, chúng tôi tham gia vào các vụ việc phức tạp hơn, quy mô lớn hơn.

Để được hỗ trợ, vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ thông tin sau :

  • Trụ sở chính: 77 Hoàng Văn Thái, phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM
  • CN Bình Dương: 61/33 Lê Văn Tách, P.An Bình, TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương
  • Hotline: 0942.979.111

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ ngay
chat-active-icon